Bệnh nhân đột quỵ tăng cao khi trời rét đậm, hãy làm ngay những bước sống còn này trên đường cấp cứu
Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ đúng cách trước khi đưa đến bệnh viện là điều mà bất cứ ai cũng cần nắm rõ, không chỉ cứu sống người khác mà còn cứu lấy chính mình.
Hà Nội xuất hiện nhiều đợt rét đậm, bệnh nhân đột quỵ tăng mạnh
Chiều 2/1, bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận rất đông bệnh nhân đến cấp cứu trong tình trạng đột quỵ. Giới chuyên gia nhận định, rét đậm rét hại kéo dài làm bệnh nhân đột quỵ gia tăng. PGS Nguyễn Văn Chi (Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) nhận định thời gian này, bệnh nhân đột quỵ tăng 20% số ca phải can thiệp cấp cứu và tử vong cũng cao hơn.
Cũng theo đó, bình thường mỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai chỉ tiếp nhận 3-4 bệnh nhân đột quỵ nhưng riêng trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm nay, cả 4 ngày chìm trong rét đậm đã khiến số bệnh nhân đến cấp cứu do đột quỵ tăng lên gần 40 trường hợp mỗi ngày.
Theo PGS.TS Mai Duy Tôn (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai), trời lạnh gây co thắt mạch, có thể gây tăng huyết áp, đột quỵ chảy máu. Việc ăn uống không đảm bảo đủ năng lượng, trong khi máu dễ bị cô đặc thì dễ gây ra tắc mạch, đột quỵ do thiếu máu não.
Theo Hội phòng chống tai biến mạch máu não, tại Việt Nam, đột quỵ là căn bệnh đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong sau bệnh lý tim mạch, ung thư và đặc biệt là dẫn đầu trong các nguyên nhân gây nên tàn tật trên cơ thể chúng ta. Điều đáng nói, đột quỵ là căn bệnh thường gặp khi trời rét đậm nhưng không phải ai cũng biết để ứng phó kịp thời.
Những điều cần làm ngay để sơ cứu bệnh nhân đột quỵ kịp thời, cứu sống bệnh nhân, cứu sống chính mình
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội; hoặc đột ngột nói khó, không nói được, rối loạn tiếng nói, méo mồm, liệt mặt; hoặc đột ngột mất, giảm mạnh thị lực 1-2 phút; hoặc yếu tay chân thì bệnh nhân đã bị đột quỵ.
Cụ thể hơn, TS.TS Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, cách đơn giản nhất để nhận biết bệnh nhân đột quỵ nhanh chóng là yêu cầu người bệnh nói - cười - giơ tay chân.
Cách đơn giản nhất để nhận biết bệnh nhân đột quỵ nhanh chóng là yêu cầu người bệnh nói - cười - giơ tay chân.
Khi nói, bệnh nhân có biểu hiện nói ngọng, khó nói, nói không tròn vành rõ chữ, không nói được. Khi cười nhận thấy biểu hiện mồm méo, lệch một bên. Khi giơ tay chào, nhấc chân, bệnh nhân không giơ tay lên chào được, nhấc chân thấy khó hoặc không nhấc được, giơ hai tay ngang vai thì một bên bị sệ hơn. 3 dấu hiệu chính này là biểu hiện rõ nhất của đột quỵ, cần nhanh chóng làm theo những bước sau:
- Gọi xe cấp cứu 115 càng nhanh càng tốt.
- Trong trường hợp đội ngũ cấp cứu chưa thể tiếp cận được thì cần chuyển an toàn người bệnh đến cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ. Chú ý di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng, tránh va đập, rung lắc mạnh. Không để bệnh nhân tự di chuyển vì có thể ngã.
- Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát dấu hiệu bất thường.
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu kê cao 30-45 độ, trang phục nếu mặc quá nhiều thì cần cởi bớt, đảm bảo mặc quần áo thoáng.
- Nếu người bệnh nôn thì nhanh chóng lau sạch chất nôn hoặc đờm dãi, thức ăn trong miệng để thở tốt, tránh hít sặc vào phổi.
- Ghi chú những loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.
- Luôn phải cho bệnh nhân nhận được oxy để nuôi dưỡng cơ thể, tránh tình trạng chết não.
- Nghiêm cấm cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.
Nghiêm cấm cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.
Nếu bạn nhận ra mình bị đột quỵ mà xung quanh không có ai để cầu cứu sự giúp đỡ, hãy nhớ bạn chỉ có khoảng 10 giây trước khi đổ khuỵu xuống. Đầu tiên, bạn cần ho liên tục và mạnh mẽ. Thực hiện hít một hơi thở dài, sâu, sau mỗi lần ho nên lặp lại sau 2 giây. Việc hít thở sâu rất quan trọng, giúp đưa oxy vào phổi. Trong khi đó, chuyển động của cơn ho giúp co bóp tim, giữ cho dòng máu luân chuyển. Điều này sẽ cực hữu ích, đủ thời gian cho bạn không bị ngất xỉu trước khi đến bệnh viện.
Giới chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh, thời điểm giao mùa, thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc chuyển lạnh chính là lúc người bệnh dễ mắc đột quỵ, nhất là bệnh nhân có bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch thì nguy cơ đột quỵ còn cao rất nhiều nên cần hết sức cẩn trọng.
- 3 BƯỚC ĐỂ SỐNG HÒA ĐỒNG HƠN - 17/07/2019
- Dân sales mới vào nghề học hỏi kinh nghiệm từ đâu? - 17/07/2019
- 5 giải pháp quan trọng để cải thiện chức năng gan: Người lo mắc bệnh gan nên áp dụng sớm - 12/03/2019
- Ai cũng tiêm vaccine thì sẽ tạo nên "miễn dịch cộng đồng" - điều tuyệt vời trong việc phòng ngừa bệnh - 09/03/2019
- Thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi, người dân có nên tạm tẩy chay thịt lợn? - 07/03/2019
- Thêm bệnh nhân thứ hai trên thế giới được chữa khỏi HIV - 05/03/2019
- Hôm nay, chính thức xóa bỏ sổ khám bệnh - 02/03/2019
- Ăn sầu riêng bạn sẽ đạt được vô vàn những lợi ích chung không tưởng này cho sức khỏe - 01/03/2019
- Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau. - 28/02/2019
- Thủy đậu đang vào mùa: Dấu hiệu sớm nhất, cách chăm sóc và phòng bệnh bạn nên làm ngay - 27/02/2019