Ai cũng tiêm vaccine thì sẽ tạo nên "miễn dịch cộng đồng" - điều tuyệt vời trong việc phòng ngừa bệnh
Trong khi mọi người ra sức tranh luận nhau về tác dụng hay tác động trực tiếp của vaccine lên chính chủ thể là người được tiêm thì ít ai nghĩ đến lợi ích "miễn dịch cộng đồng" do vaccine mang lại.
Cuộc chiến giữa "tiêm vaccine" và "không tiêm vaccine" chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt bởi bên nào cũng có những lý luận của riêng mình và ai cũng tin rằng mình đúng.
Việc phát minh ra vaccine chính là tìm ra "vũ khí bách chiến bách thắng" trong công cuộc "chiến đấu" với bệnh tật, giúp cơ thể chống lại được các mầm bệnh. Bằng chứng là vaccine góp phần cứu sống rất nhiều sinh mạng mỗi ngày trên khắp địa cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiêm vắc-xin giúp loài người ngăn ngừa đến 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm. Sẽ có thêm 1,5 triệu ca tử vong khác được ngăn ngừa nếu tình trạng vi phạm khuyến cáo tiêm chủng toàn cầu được cải thiện. Chính bởi vậy họ tin rằng ai cũng nên được tiêm vaccine.
Cuộc chiến giữa "tiêm vaccine" và "không tiêm vaccine" chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt bởi bên nào cũng có những lý luận của riêng mình và ai cũng tin rằng mình đúng.
Thế nhưng, nhóm anti vaccine lại nói: "Tôi không tiêm vaccine cho con tôi, đây là quyền của tôi" hay là "tại sao phải tiêm vaccine chứ, tiêm làm gì khi mà có cả thủy ngân (Thimerosal) và bột nhôm (Aluminum) trong vaccine đó", rồi thì "tiêm vaccine có biến chứng là tự kỉ...".
Trong khi mọi người ra sức tranh luận nhau về tác dụng hay tác động trực tiếp của vaccine lên chính chủ thể là người được tiêm thì ít ai nghĩ đến một điều rằng ngoài chức năng bảo vệ cá nhân người tiêm, thì vaccine còn có một chức năng cực kì quan trọng, đó chính là tạo nên "miễn dịch cộng đồng" (Herd Immunity).
Miễn dịch cộng đồng là gì?
Miễn dịch cộng đồng được hiểu đơn giản là khi dân số đạt tỉ lệ tiêm chủng nhất định thì mầm bệnh đó khó có khả năng gây ra dịch. Tức là tiêm phòng không chỉ có ích cho một cá thể đó mà còn có lợi cho cả cộng đồng. Bởi vì, nhiều cá nhân miễn dịch sẽ tạo nên một cộng đồng miễn dịch, qua đó các bệnh dịch nguy hiểm sẽ suy yếu và biến mất.
Hình ảnh dưới đây sẽ thể hiện điều này rất rõ:
Như trong hình động bên trên, màu đỏ biểu hiện cho mầm bệnh và bạn có thể thấy càng có nhiều người tiêm chủng trong cộng đồng, mầm bệnh càng khó lây lan cũng như bị ngăn chặn ngay từ đầu. Nhưng ngay khi tỷ lệ tiêm ngừa giảm xuống dưới mức 90%, mầm bệnh cũng sẽ tràn ra. Đó là lý do vì sao mà việc những người có khả năng tiêm phòng chấp nhận tiêm lại cực kỳ quan trọng.
Miễn dịch ở một người có thể có được thông qua sau khi hồi phục từ một lây nhiễm tự nhiên hay bằng cách nhân tạo như tiêm chủng. Tuy nhiên, một số người không thể mang miễn dịch do các lý do y tế khác nhau và với nhóm này miễn dịch cộng đồng chính là một phương pháp bảo vệ quan trọng
Miễn dịch cồng đồng được hiểu về cơ bản là nếu số lượng người tiêm phòng đạt đến ngưỡng đủ, họ sẽ tạo ra lá chắn bảo vệ cho tất cả những người không được (hay nói đúng hơn là không thể tiêm ngừa). Khi một phần quan trọng của cộng đồng được tiêm chủng chống lại một bệnh truyền nhiễm thì hầu hết các thành viên của cộng đồng sẽ gián tiếp được bảo vệ chống lại bệnh đó bởi vì có rất ít cơ hội cho dịch bệnh bùng phát.
Thậm chí ngay cả với những người không đủ điều kiện hoặc chống chỉ định tiêm phòng với một số loại vaccine nhất định như trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, hoặc những người suy giảm miễn dịch... thì cũng đều gián tiếp được bảo vệ bởi vì sự lan truyền bệnh dễ lây đã bị chặn đứng. Điều này được gọi là miễn dịch cộng đồng.
Miễn dịch cộng đồng không phải là cách có thể áp dụng cho tất cả các bệnh, mà thường nó chỉ có hiệu quả với những bệnh có tính lây truyền cao, có nghĩa là các bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Có những bệnh lây nhiễm, ví dụ như bệnh uốn ván, nhưng không phải là bệnh truyền nhiễm nên miễn dịch cộng đồng không có ý nghĩa.
Một khi một ngưỡng tỷ lệ nào đó đạt được, miễn dịch cồng đồng dần dần loại bỏ một bệnh khỏi một dân số. Đó là lý do lâu lâu chúng ta lại nghe ti vi nói "Việt Nam tuyên bố xoá sổ thành công bệnh A, bệnh B…". Không cá nhân nào có thể độc lập tuyệt đối với cộng đồng đang sinh sống. Cách xóa bệnh này, nếu đạt được trên toàn thế giới, có thể dẫn đến việc giảm vĩnh viễn số lượng nhiễm trùng đến con số không, được gọi là xóa bệnh.
Để có được miễn dịch cộng đồng thì với hầu hết các loại vaccine phải đạt được tỷ lệ tiêm chủng cho thành viên trong cộng đồng ít nhất là trên 80% (với vaccine dự phòng bệnh sởi thì phải đạt tỷ lệ tiêm chủng ít nhất là trên 90%).
Tình trạng mất miễn dịch cộng đồng đang đe dọa các quốc gia
Từ năm 2014, CDC Hoa Kỳ (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ) đã công bố nguy cơ mất miễn dịch cộng đồng tại đất nước này do làn sóng của những người phản đối việc tiêm chủng. Đến cuối năm 2018, tình trạng này được công bố đã lan sang 18 bang khác nhau của Hoa Kỳ với những bang có tỉ lệ tiêm chủng chỉ 44%.
Phản đối tiêm chủng là một trong những yếu tố dẫn đến mất đi miễn dịch cộng đồng.
Tại Việt Nam thì sao? Vấn đề miễn dịch cộng đồng cũng được Bộ Y tế chú trọng và nhắc nhở rất nhiều. Tại Hội nghị Tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các dịch mùa hè năm 2018 trên phạm vi toàn quốc do Bộ Y tế tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh rằng trước đây, người lớn là hàng rào bảo vệ nhưng thực tế giờ trẻ em chính là hàng rào bảo vệ miễn dịch cộng đồng.
Theo các chuyên gia y tế trong nước, trong năm 2018, số trẻ mắc bệnh dưới độ tuổi tiêm chủng (vắc-xin sởi và ho gà) có xu hướng gia tăng do miễn dịch cộng đồng giảm. Tức là trẻ bị sởi khi dưới 9 tháng tuổi và mắc ho gà dưới 2 tháng tuổi.
Một trong những nguyên nhân do tỉ lệ cộng đồng có miễn dịch với căn bệnh này còn chưa cao nên nguồn lây bệnh cho trẻ có thể từ chính ông bà, bố mẹ là những người tiếp xúc hàng ngày với trẻ. Do đó, việc bao phủ đối tượng tiêm chủng là vô cùng quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh có thể dự phòng bằng vaccine.
Một số bố mẹ nghĩ rằng ai không tiêm vaccine cho con thì mặc kệ họ, còn mình tiêm cho con mình là được, như thế là con mình phòng bệnh được rồi. Nhưng xin hãy loại bỏ suy nghĩ đó, thay vào đó hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng miễn dịch để số trẻ được bảo vệ là tối đa. Hãy nhớ, khi không đủ 85% dân số tiêm chủng, dịch bệnh sẽ quay lại. Và số phận của những bé có bố mẹ không chống vaccine nhưng chưa đủ tuổi tiêm chủng thì sao? Các bé đó có thể bị sởi ngay cả khi chưa đủ 9 tháng tuổi để chích mũi sởi đơn, và rất có thể kéo theo những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tử vong.
Thời đại bùng nổ thông tin 4.0, xin các bậc bố mẹ hãy luôn tỉnh táo và sáng suốt trước những thông tin sai lệch và hãy tìm những nguồn tài liệu đáng tin cậy từ các chuyên gia Y tế để chăm nuôi con tốt hơn nhé.
- 3 BƯỚC ĐỂ SỐNG HÒA ĐỒNG HƠN - 17/07/2019
- Dân sales mới vào nghề học hỏi kinh nghiệm từ đâu? - 17/07/2019
- 5 giải pháp quan trọng để cải thiện chức năng gan: Người lo mắc bệnh gan nên áp dụng sớm - 12/03/2019
- Thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi, người dân có nên tạm tẩy chay thịt lợn? - 07/03/2019
- Thêm bệnh nhân thứ hai trên thế giới được chữa khỏi HIV - 05/03/2019
- Hôm nay, chính thức xóa bỏ sổ khám bệnh - 02/03/2019
- Ăn sầu riêng bạn sẽ đạt được vô vàn những lợi ích chung không tưởng này cho sức khỏe - 01/03/2019
- Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau. - 28/02/2019
- Thủy đậu đang vào mùa: Dấu hiệu sớm nhất, cách chăm sóc và phòng bệnh bạn nên làm ngay - 27/02/2019
- Một số phương pháp tự nhiên mà ai cũng có thể thực hiện để làm sạch phổi của mình - 23/02/2019